Uống nước mía có tăng cân không?
Theo các chuyên gia, trong 100 gram nước mía có chứa 84 gram nước. Ngoài ra, nó còn có 0,5g chất béo, 0,2g chất đạm, 12g chất đường và nhiều vitamin, khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, canxi, phốt pho, kali, magie, sắt...
Chuyên trang Boldsky thông tin, nước mía gần như không có chất béo và có vị ngọt tự nhiên. Vì vậy, khi uống nước mía bạn không cần lo lắng về việc bổ sung thêm calo. Bạn cũng không cần thêm đường vào nước mía. Đây là một trong những công dụng giảm cân của nước mía.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, nước mía chứa nhiều chất xơ. Khi uống nước mía, bạn sẽ đáp ứng được 52% lượng chất xơ được cho phép trong chế độ ăn hàng ngày. Chất xơ giúp thúc đẩy quá trình giảm cân vì nó giữ cho dạ dày của bạn no lâu hơn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và kiềm chế cảm giác thèm ăn.
So với trà sữa, có thể xem nước mía là loại đồ uống giải khát mùa hè lành mạnh hơn. Nhìn chung, nước mía có lượng calo không quá cao, không chứa chất béo nên nếu chỉ sử dụng với một lượng vừa phải thì sẽ không làm tăng cân.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng nước mía chứa nhiều đường fructose nên tạo ra năng lượng lớn. Khi sử dụng nước mía, chúng ta phải cân nhắc đến lượng calo mà nước mía cung cấp trong tổng lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày, tránh gây ra tình trạng dư thừa calo gây tích tụ chất béo, làm tăng trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, cần phải duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp, đủ các nhóm chất và tham gia các hoạt động thể dục thể thao để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Một số lợi ích của nước mía đối với sức khoẻGiúp điều trị vàng da
Theo Ayurveda - Hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ, nước mía là một chất làm mát tự nhiên làm tăng kaphadosha. Uống nước mía nó cũng giúp tăng cường sức mạnh của gan và là một trong những bài thuốc chữa bệnh vàng da.
Nước mía chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan chống nhiễm trùng và duy trì mức độ bilirubin trong tầm kiểm soát. Nó cũng bổ sung các protein và chất dinh dưỡng bị mất cần thiết để phục hồi sau bất kỳ loại bệnh tật nào.
Giữ khỏi nhiễm trùng đường tiết niệu
Vì nước mía là thuốc lợi tiểu nên giúp loại bỏ độc tố và nhiễm trùng khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và giúp loại bỏ cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Nước mía là thực phẩm tự nhiên không cholesterol, ít natri, không chất béo bão hòa nên nước mía còn giúp giữ thận khỏe mạnh bằng cách giảm viêm cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa
Uống nước mía giúp duy trì hệ tiêu hóa tốt, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. Đặc biệt, nó cũng rất hữu ích trong việc điều trị vấn đề táo bón.
Ảnh minh họaGiúp điều trị rối loạn sốt
Nước mía đã được phát hiện là có lợi ích to lớn cho những người đang phải vật lộn với chứng rối loạn sốt. Uống nước mía còn điều trị co giật do sốt. Đặc biệt, hiện tượng co giật ở trẻ do bị sốt cao.
Uống nước mía giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển bình thường và không có tiền sử mắc các triệu chứng thần kinh trước đó. Nước mía giúp bổ sung lượng protein bị cạn kiệt.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Thường xuyên uống nước mía giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đang suy yếu, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Vì trong nước chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C nên nó giúp chống lại các rối loạn tiêu hóa, bệnh gan và nhiễm trùng đường hô hấp. Đồng thời, nó cũng làm giảm viêm.
Tăng cường xương
Nước mía chứa nhiều các khoáng chất bao gồm canxi, magiê, phốt pho, sắt và kali đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố xương.
Uống nước mía giúp giảm nguy cơ loãng xương, vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nên uống một ly nước mía hàng ngày để giữ cho xương chắc khỏe hơn khi bạn lớn tuổi.
Những điều cần lưu ý khi uống nước mía
Mặc dù có lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống nước mía nhiều cũng cần được kiểm soát. Không nên sử dụng nước mía thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài. Theo các chuyên gia của Boldsky, liều lượng nước mía khuyến cáo là 100 đến 200 ml và nên uống vào buổi chiều.
Việc bảo quản nước mía cũng cần được chú ý, tránh để nước mía quá lâu trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng, vì điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại cho sức khỏe.
Những người đang uống thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu; người béo phì, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường cũng cần hạn chế uống nước mía.
-> Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Phương Anh
Tags:Uống nước mía có tăng cân không
lợi ích của nước mía với sức khỏe
những người không nên uống nước mía
Tin cùng chuyên mục