19/08/2023 16:07

Đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử quốc tế

Theo Báo cáo “Người bán hàng địa phương, Khách tiêu dùng toàn cầu năm 2022: Nắm bắt cơ hội xuất khẩu qua thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam", do công ty tư vấn Access Partnership thực hiện, ước tính trong năm 2022, giá trị xuất khẩu qua TMĐT của Việt Nam đạt khoảng 80 nghìn tỷ đồng.

Đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử quốc tế

Thương mại điện tử ngày càng phát triển. Ảnh: Vũ Khuê.

Một báo cáo khác do Amazon thực hiện, 2022 là năm nhiều thách thức với những biến động trên toàn cầu, số lượng doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia Amazon vẫn tăng trưởng lên đến 80% và tổng kim ngạch xuất khẩu của các DN Việt Nam thông qua sàn này tăng 45%.

Ông Gijae Seong - Giám đốc Điều hành Amazon Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi rất ấn tượng về những con số phát triển của TMĐT xuyên biên giới từ DN Việt Nam. Mức tăng trưởng này cũng đưa Việt Nam vào top các thị trường có tốc độ tăng trưởng tích cực nhất mảng bán hàng toàn cầu của Amazon. Việt Nam, tính trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nước có tốc độ phát triển TMĐT xuyên biên giới rất tốt những năm vừa qua”.

Những năm gần đây, các DN khởi nghiệp cũng đầu tư bài bản và nghiêm túc hơn, thay vì chỉ coi TMĐT như một cuộc chơi mang tính “lướt sóng”. Top 5 ngành hàng bán chạy nhất của các DN Việt Nam trên Amazon trong liên tiếp 2 năm vừa qua bao gồm: nhà bếp; nhà cửa; may mặc; sản phẩm chăm sóc sức khoẻ và cá nhân; tiện ích gia đình.

Theo ông Nguyễn Lê Thăng Long - Phó Tổng Giám đốc An Phát Holdings, thông qua bán hàng TMĐT xuyên biên giới, đơn vị từ một nhà sản xuất truyền thống đã lớn mạnh thành DN hiện đại năng động.

Hiện tốc độ tăng trưởng TMĐT bán lẻ đạt trên 20%/năm. Bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số nhận định, TMĐT xuyên biên giới được đánh giá có nhiều tiềm năng và phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế số của Chính phủ. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu DN trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT. Có 86% DN vừa và nhỏ Việt Nam tin rằng, sẽ không thể xuất khẩu nếu không có TMĐT và Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Liên minh châu Âu được xem là các thị trường xuất khẩu trọng điểm trong vòng 5 năm tới.

“Nắm bắt cơ hội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã và đang đa dạng hóa các chương trình để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hoàn thiện các chính sách xuất khẩu trực tuyến, tìm hiểu các rào cản mà các DN gặp phải và đưa ra các giải pháp tháo gỡ” - bà Việt Anh nói. Sản phẩm Việt bán trên sàn TMĐT xuyên biên giới phải đối mặt với những quy định khắt khe từ thị trường nhập khẩu. Thứ hai là rảo cản năng lực cạnh tranh của DN. DN đang cạnh tranh toàn cầu chứ không phải là khu vực hay địa phương. Thứ ba là rào cản chi phí. Thứ tư là những rào cản về thông tin. Cụ thể, phải trang bị rất nhiều quy định của từng thị trường, khuôn khổ pháp lý...

Mặc dù kỳ vọng khá nhiều vào TMĐT xuyên biên giới, song nhiều ý kiến cho rằng, rất cần sự cố gắng của các DN, cụ thể là phải hiểu khách hàng quốc tế từ đó có cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và cách thức tiếp thị cho thương hiệu của mình. Kế đến, phải đổi mới, đột phá sản phẩm: Thông thường, các nhà sản xuất chỉ có thể lắng nghe phản hồi từ thị trường thông qua các kênh trung gian (các nhà xuất khẩu hoặc các nhà bán sỉ). Cuối cùng, ở sân chơi toàn cầu, chất lượng sản phẩm là một khía cạnh bắt buộc. Khi hiểu được khách hàng, khi đổi mới sản phẩm, và biết cách kể câu chuyện sản phẩm bằng câu chuyện thương hiệu, DN sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Phân tích tiềm năng phát triển TMĐT của Việt Nam, ông Robbin Hou - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại xuất nhập khẩu Quảng Đông (Trung Quốc) cho rằng TMĐT Việt Nam đang phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Để lĩnh vực này phát triển cần cải thiện tốc độ giao hàng, đẩy nhanh xây dựng các mô hình TMĐT mới.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bắc Hải - Phó Cục trưởng Cục Giám sát về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, dù TMĐT xuyên biên giới phát triển mạnh nhưng Việt Nam chưa có quy định riêng về chính sách quản lý, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa giao dịch quan TMĐT. Hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua TMĐT gặp phải các vướng mắc về thủ tục hải quan; cấp phép, điều kiện, kiểm tra chuyên ngành.... Vì vậy cần thiết đổi mới chính sách quản lý chung, quy trình thủ cục hành quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩ giao dịch qua TMĐT.

Theo bà Lại Việt Anh - Phó Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số, sẽ phát triển hơn nữa các chương trình đào tại, cập nhật kịp thời kiến thức, thông tin về quy định nhập khẩu nước ngoài nhằm tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu quốc tế. Từ đó giúp DN tự tin củng cố sự hiện diện thương hiệu và phát triển mạnh trên thị trường toàn cầu.

Chủ đề: quốc tế thương mại điện tử lên sàn Đưa hàng hóa

Tags:

Đưa hàng hóa

lên sàn

thương mại

điện tử

quốc tế

Tin cùng chuyên mục