14/10/2016 09:25

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Từ trước đến nay, một khám phá khoa học luôn là một ý tưởng điên rồ, nó kiến cho người ta bị ám ảnh đầu óc khi suy nghĩ về nó. Ví dụ như: điện, thuyết tương đối… hay trò chơi slinky.

Đó là những thứ mới mẻ, những tiến bộ mới vượt xa ranh giới của khoa học và làm thay đổi cuộc sống của con người.

Nhưng đôi khi, những khám phá khoa học hoặc phát minh không mang đúng ý nghĩa của nó. Đằng sau đó có thể là những hành động kiểu như “dùng keo để gắn những chiếc xương lại” hoặc “thuê người làm giả chứng cứ”. Tất cả những việc đó chỉ để tạo ra danh tiếng hay lợi nhuận.

Không gì có thể tốt hơn những chiêu trò lừa bịp kinh điển để nhắc nhở chúng ta phải có một chút hoài nghi về những tuyên bố khoa học thái quá.

Sau đây là 10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử.

1. Những viên đá “dối trá” của Johann Beringer, năm 1725

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Johann Beringer là giáo sư lịch sử tự nhiên ở trường Đại học Würzburg. Năm 1725, một vài học sinh của ông mang đến một bộ sưu tập đá thu thập được ở vùng ngoại ô thị trấn Bavarian.

Trong đó có gần 2000 viên đá, một số được khắc hình ảnh của “thằn lằn, chim với mỏ và mắt, những con nhện và mạng nhện, những con ếch đang giao phối” tờ The Guardian viết. Số còn lại được chạm khắc những biểu tượng thiên văn và chữ Hebrew.

Beringer suy đoán rằng những viên đá là những dấu tích hoá thạch từ trận Đại hồng thuỷ, phủ nhận quan điểm những viên đá đó là nhân tạo. Thực tế, ông ta cũng khá chắc chắn điều này, ông còn viết cả vào một cuốn sách.

Sự thật: Ngay khi cuốn sách của Beringer phát hành, những cậu bé mang đến cho Beringer viên đá cuối cùng – viên đá được khắc tên của ông. Hoá ra những viên đá được lên kế hoạch bởi 2 đồng nghiệp để đánh lừa ông, từ đó chúng trở thành cũng viên đá “dối trá”.

2. Chiếc máy chuyển động vĩnh viễn, năm 1813

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Một phát minh mới, sản phẩm trí tuệ của một người tên Charles Redheffer. Nó là một chiếc máy có thể liên tục chuyển động, không bao giờ dừng lại.

Sự thật: Sau khi nhận thấy sự rung lắc nhẹ trong chiếc máy, một kỹ sư cơ khí tên Robert Fulton đã hoài nghi chiếc máy này. Ông này đã thách thức Redheffer, tuyên bố rằng có thể tìm ra cơ chế giúp máy chuyển động.

Và thật sự ông đã làm được điều đó. Sự thật của chiếc máy có nguồn năng lượng vô tận chính là… một ông già ngồi trong gác xép, quay tay quay trong khi đang nhai một mẩu bánh mì.

3. Sự sống trên mặt trăng, năm 1835

Câu chuyện: Theo tờ New York Sun, đó là một “lý thuyết mới về hiện tượng sao chổi”.

Nhìn bề ngoài, một nhà thiên văn học tên Sir John Herschel đã không chỉ phát hiện ra các hành tinh mới quay quanh các ngôi sao khác, ông ta còn “giải quyết hoặc sửa lại hầu hết các vấn đề hàng đầu của thiên văn học, toán học”

Điều thú vị nhất trong những khám phá thiên văn này là: sự sống trên mặt trăng.

Sự thật: Herschel không hề tìm ra sự sống trên mặt trăng hay điều gì mới mẻ trong toàn bộ lĩnh vực toán thiên văn học, ông ta còn không hề có nhận thức về những phát hiện bị cáo buộc, chưa kể đến những cáo buộc đó đều có liên hệ với ông ta.

4. Người khổng lồ Cardiff, năm 1869

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Phát hiện một cơ thể người bị hoá đá, cao khoảng 3m. Người khổng lồ Cardiff được tìm thấy bởi một nhóm công nhân khi đang đào một cái giếng.

Sự thật: Một người vô thần tên là George Hull đã tạo ra người khổng lồ như một trò đùa nhằm vào những người sùng đạo tin rằng Trái Đất từng có người khổng lồ sinh sống, theo như Kinh Thánh.

Khi một người tên P.T. Barnum bắt đầu tạo tác lại người khổng lồ, Hull đã cố gắng để kiện ông ta, nhưng không thành vì không đưa được ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh người khổng lồ của ông ta là hợp pháp, không có gì sai khi Barnum làm ra bản sao cho riêng mình.

5. Hoá thạch người Piltdown, năm 1912

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Những mảnh vở của hộp sọ người tiền sử, một xương hàm giống loài vượn cùng với hai răng hàm bị mòn, một số công cụ bằng đá và những mảnh vỡ hoá thạch động vật. Tất cả được tìm thấy trong một mỏ sỏi bởi Charles Dawson, một luật sư và là nhà khảo cổ học nghiệp dư.

Hộp sọ này được các nhà khoa học quyết định là từ một sinh vật có biệt danh là Người Piltdown, sống trên mặt đất khoảng 500 000 năm trước. Khám phá được ca ngợi như là liên kết còn thiếu giữa người và vượn.

Sự thật: Trong những năm 1950, các nhà khoa học đã xem xét lại các mẩu xương. Họ nhận thấy rằng phần trên của hộp sọ chỉ khoảng 50 000 năm tuổi.

Còn xương hàm được các nhà khoa học ngày nay cho rằng đến từ một con đười ươi, chỉ có vài chục tuổi. Họ cũng nhận thấy rằng những hoá thạch được nhuộm màu bởi hoá chất để làm chúng có vẻ giống thật.

Từ đó chỉ ra rằng, Dawson đã lên kế hoạch làm giả các hoá thạch. Nhưng ông ta đã chết trước khi bị khám phá ra trò lừa bịp của mình.

6. Khám nghiệm tử thi người ngoài hành tinh, năm 1947

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Đoạn phim ghi lại việc khám nghiệm tử thi của người ngoài hành tinh vào mùa hè năm 1947 ở Roswell, New Mexico. Năm 1995, một người Anh tên Ray Santilli tuyên bố anh ta có đoạn phim từ một nhân viên quân đội đã nghỉ hưu.

Sự thật: Những tuyên bố đã ngay lập tức bị phản ứng ngay trong cộng đồng khoa học, nhưng Santilli đã không chịu thú nhận trò lừa bịp của mình mãi đến tận năm 2006.

Trong một tài liệu, Santilli thừa nhận đã dàn dựng và ghi lại toàn bộ cuộc khám nghiệm, nhưng vẫn khẳng định các cảnh quay này là có thật (chỉ vì các cảnh quay ban đầu quá xấu nên ông ta phải dàn dựng quay lại).

7. Bộ lạc Tasaday, năm 1971

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Một bộ lạc thời đồ đá được đặt tên là bộ lạc Tasaday

Một Bộ trưởng trong chính phủ Philippine tên là Manuel Elizalde tuyên bố tìm thấy một bộ tộc sống hoàn toàn tách biệt trên đảo Mindanao.

Bộ tộc “nói thứ ngôn ngữ lạ, thu hái thực phẩm tự nhiên, sử dụng các công cụ bằng đá, sống trong hang động trong rừng, sử dụng lá làm quần áo và giải quyết các vấn đề bằng cách thuyết phục nhẹ nhàng,” tờ Guardian đưa tin.

Tổng thống thời bấy giờ tuyên bố hòn đảo là một khu bảo tồn, nghiêm cấm các nhà nhân chủng học đến nghiên cứu bộ lạc này.

Sự thật: Vào năm 1986, sự kiện vỡ lở ra khi hai nhà báo lén tìm hiểu và phát hiện sự thật rằng: bộ lạc Tasaday sống trong nhà, mặc quần áo bình thường và chỉ tạm thời nhận là người nguyên thuỷ, có cuộc sống thời kỳ đồ đá theo sự thuyết phục của Elizalde.

8. Đá cổ của Shinichi Fujimara, năm 1981

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Những dấu hiệu cổ xưa nhất về cuộc sống của con người được phát hiện. Shinichi Fujimara, một nhà khảo cổ học người Nhật đã gây được chú ý khi khám phá những đồ đá có niên đại 40 000 năm tuổi. Chúng là những đồ tạo tác cổ xưa nhất từng được tìm thấy ở Nhật Bản.

Nhưng khám phá phát hiện đồ đá có niên đại 600 000 năm tuổi (đó có thể là những dấu hiệu đầu tiên về sự sống của con người), cùng với một vài hang nhỏ mà ông này tuyên bố có thể là nơi ở của người nguyên thuỷ đã giúp đưa danh tiếng của ông ra với quốc tế vào năm 2000.

Sự thật: Trong cùng năm đó, một tờ báo của Nhật Bản đã công bố những bức ảnh ông Fujimara đào các hố để làm nơi chứa các cổ vật. Ông này nhanh chóng thú nhận và tuyên bố mình bị “không kiểm soát được bản thân” và “bị ma quỷ dụ dỗ”.

9. Những nguyên tố chưa được tìm thấy, năm 1998

Câu chuyện: Tìm ra hai nguyên tố phóng xạ mới

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley đã tổng hợp được hai nguyên tố mới là Ununoctium (nguyên tố thứ 118) và Livermorium (nguyên tố thứ 16) bằng cách bắn phá chì sử dụng khí krypton.

Theo Bộ năng lượng của Mỹ, đó là “một khám phá vĩ đại, mở ra cánh cửa để tiếng xa hơn trong cấu trúc của hạt nhân nguyên tử”.

Sự thật: Vào năm 2000, sau khi nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau thất bại trong việc tái tạo lại 2 nguyên tố theo cách trên, thì Phòng thí nghiệm quyết định rút lại kết quả trước đó.

Nhà vật lý Victor Ninov đã bị cáo buộc đùa giỡn với các dữ liệu để tạo nên chứng cứ giả trong việc tạo nên các nguyên tố. Cùng năm đó, nguyên tố Livermorium lần đầu được tổng hợp, và sau đó vài năm là nguyên tố Ununoctium.

10. Hoá thạch Archaeoraptor, năm 1999

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Câu chuyện: Tìm thấy hoá thạch của một con khủng long có lông vũ có tên là Archaeoraptor. Nó được ca ngợi như là liên kết tiến hoá còn thiếu giữa chim hiện đại và loài khủng long.

Sự thật: Hoá thạch Archaeoraptor thật ra chỉ là một tập hợp các hoá thạch của nhiều loài khác nhau được dán lại bằng keo.

Phần đầu và phần trên của cơ thể thuộc về một loài chim thời nguyên thuỷ, phần đuôi thuộc về một loài khủng long nhỏ có cánh, còn cẳng chân và bàn chân thì chưa rõ thuộc về loài nào.

>> Mèo lạ vào nhà

>> Chó lạ chạy nhà

>> Bướm bay vào nhà

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

Tags:

Âm Nhạc

10 vụ bê bối khoa học nổi tiếng nhất trong lịch sử

khoa học

vụ bê bối nổi tiếng

kỳ lạ

Tin cùng chuyên mục